Bảng Giá Ván Gỗ Công Nghiệp Phổ Biến, Tốt Nhất Năm 2024

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ván gỗ công nghiệp khác nhau, mỗi loại đều có những ưu nhược điểm riêng. Hãy cùng CABINETMASTER tìm hiểu thêm về các loại ván gỗ ngay nhé.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Tổng quan dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại

1. Bảng giá tham khảo các loại gỗ công nghiệp hiện nay

Ván gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng do sự khan hiếm của gỗ tự nhiên. Dòng ván gỗ này nổi bật về sự đa dạng mẫu mã, khả năng chịu lực, độ bền, chống ẩm mốc và tính thẩm mỹ đẹp như gỗ tự nhiên. Vậy bảng giá của ván gỗ công nghiệp có đắt không? Mời bạn cùng tham khảo bảng giá sau đây.

Loại gỗ  Kích thước tấm Giá tham khảo
Ván gỗ dán (Plywood) 1220x2440mm 125.000 – 360.000 tùy độ dày và lớp phủ
Ván gỗ MDF 1220×1440mm 150.000 – 400.000Đ tùy từng độ dày
Ván gỗ HDF 1220x2440mm

1830×2440mm

Giá từ150.000-1.4000.000Đ
Ván gỗ Veneer 1220×1440mm 265.000 – 380.000đ/ tấm
Ván gỗ MFC Melamine 1220×1440mm 285.000 – 500.000đ/ tấm tùy từng độ dày
Gỗ nhựa 140x2200mm 150.000 – 250.000đ/m2 
Gỗ ghép 1220×1440mm

 

  • Gỗ ghép cao su: 300.000 – 780.000 
  • Gỗ tràm : 280.000 – 580.000đ
  • Gỗ xoan: 360.000 – 650.000đ
  • Gỗ thông: 370.000 – 630.000đ

Lưu ý: Đây là bảng giá tham khảo, giá có thể thay đổi do từng mức giá của đơn vị bán và tình hình thị trường.

2. Ván gỗ công nghiệp là gì?

Ván gỗ công nghiệp (Wood – Based Panel) hay còn gọi là ván gỗ nhân tạo. Để sản xuất ra loại gỗ này, người ta thường kết hợp gỗ vụn như sợi gỗ, bột gỗ, dăm gỗ, veneer,.. với keo hay chất kết dính để tạo thành tấm ván lớn. Nguyên liệu tạo nên gỗ công nghiệp là nguyên liệu thừa từ ngọn hay cành cây của gỗ tự nhiên.

Ván gỗ công nghiệp
Ván gỗ công nghiệp hay được biết là gỗ nhân tạo

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Tổng hợp máy làm nội thất gỗ công nghiệp hiện đại

3. Cấu tạo của ván gỗ công nghiệp

Để tạo ra tấm gỗ công nghiệp, người ta cần trải qua quá trình ép các lớp nguyên liệu với nhau dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao. Vậy, cấu tạo của tấm gỗ công nghiệp gồm những gì? Nó có cấu tạo gồm 2 thành phần chính là lớp cốt và lớp phủ bề mặt, cụ thể:

  • Để tạo ra lớp cốt, các sợi gỗ dăm hoặc mảnh gỗ sẽ được xử lý bằng hóa chất hoặc nhiệt độ cao. Điều này là để loại bỏ độ ẩm, chất béo, dầu mỡ và nhựa. Sau đó, các sợi gỗ này được nghiền nhuyễn và kết dính bằng keo để tạo thành tấm gỗ nhân tạo.
  • Lớp phủ bề mặt là một lớp vật liệu được dán ép lên bề mặt của các loại ván gỗ công nghiệp. Tác dụng của nó là  giúp tăng cường độ bền, tính thẩm mỹ và khả năng chống cong vênh cho tấm gỗ.
ván gỗ công nghiệp
Cấu tạo của tấm gỗ công nghiệp

4. Đặc điểm của các loại ván gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Ván gỗ công nghiệp là một loại vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ nội thất, xây dựng đến trang trí. Để lựa chọn được loại ván gỗ phù hợp với nhu cầu sử dụng, người tiêu dùng cần nắm được các đặc điểm của từng loại ván. Dưới đây là một số đặc điểm của các loại ván phổ biến hiện nay.

4.1. Cốt ván ép gỗ dán (Plywood)

Gỗ dán (Plywood) là loại gỗ công nghiệp được tạo ra từ nhiều lớp gỗ mỏng (Veneer) ép vào nhau vuông góc với thớ vân gỗ của từng lớp. Số lượng lớp gỗ và tính chất keo dán chuyên dụng quyết định chất lượng của tấm gỗ Plywood.

Độ dày của gỗ dán thông dụng là: 3mm, 5mm, 6mm, 8mm, 10mm, 12mm, 15mm, 18mm, 20mm và 25mm. Hiện nay, gỗ dán được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:

  • Gia công đồ nội thất gia đình và văn phòng
  • Làm lõi cho bề mặt Veneer
  • Làm coppha và gia cố ngoài trời
Ván gỗ công nghiệp
Gỗ dán (Plywood)

Ưu điểm của cốt ván ép gỗ dán (Plywood):

  • Gỗ dán có đặc tính dẻo, không cong vênh, chống thấm và chịu nước tốt.
  • Gỗ dán có cường độ chịu lực cao, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình.

Nhược điểm của  cốt ván ép gỗ dán (Plywood):

  • Bề mặt gỗ dán không phẳng nhẵn như các loại gỗ khác.

4.2. Cốt ván dăm (Okal / Particle Board)

Cốt gỗ ván dăm là loại cốt gỗ được tạo thành từ quá trình nghiền gỗ tự nhiên thành dăm, trộn với keo kết dính chuyên dụng và ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Tùy theo yêu cầu về độ dày và chất lượng, cốt gỗ ván dăm có thể được sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau, phổ biến nhất là 9mm, 12mm, 18mm và 25mm.

Ván gỗ công nghiệp
Cốt gỗ ván dăm

Ưu điểm cốt gỗ ván dăm:

  • Không co ngót, ít bị mối mọt, có khả năng chịu lực vừa phải.
  • Bề mặt phẳng mịn, dễ thi công, giá thành rẻ.

Nhược điểm cốt gỗ ván dăm:

  • Các cạnh của tấm gỗ ép dăm dễ bị sứt mẻ.
  • Khả năng chịu ẩm kém, dễ bị phồng rộp khi tiếp xúc với nước.

4.3. Cốt ván gỗ công nghiệp MFC (Melamine Faced Chipboard)

Đây là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng ngắn ngày như bạch đàn, cao su, keo,… Trên bề mặt tấm gỗ được phủ một lớp giấy Melamine. Lớp Melamine này có tác dụng chống trầy xước, chống thấm, đồng thời tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho bề mặt. Gỗ MFC được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất gia đình và văn phòng.

Ván gỗ công nghiệp
Gỗ MFC được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng

Ưu điểm cốt ván gỗ MFC:

  • Giá thành hợp lý, màu sắc đa dạng
  • Dễ dàng thi công và bảo dưỡng

Nhược điểm cốt ván gỗ MFC:

  • Tấm gỗ không quá dày
  • Khả năng chống ẩm kém.

4.4. Cốt ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard)

Cốt gỗ MDF là loại ván sợi mật độ trung bình được sản xuất từ gỗ tự nhiên đã được nghiền thành sợi nhỏ, trộn với chất kết dính và ép lại dưới nhiệt độ và áp suất cao. Loại gỗ công nghiệp này có lượng gỗ dăm trung bình cao hơn gỗ MFC, bề mặt mịn, liên kết keo và ốc vít cũng tốt hơn.

Độ dày phổ biến của gỗ MDF bao gồm 3 ly, 6 ly, 9 ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly và 25 ly. Kích thước tấm ván của loại gỗ này khoảng 1220mm x 2440mm. Hiện nay, gỗ MDF được ứng dụng nhiều trong việc gia công đồ nội thất gia đình, văn phòng, vách ngăn,…

Ván gỗ công nghiệp
Cốt gỗ MDF là loại ván sợi

Ưu điểm cốt gỗ MDF:

  • Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
  • Kiểu dáng đa dạng, đáp ứng nhiều phong cách nội thất khác nhau.
  • Khả năng chịu ẩm cao, loại chịu ẩm thường có lõi màu xanh.
  • Có khả năng chống cháy hiệu quả, loại chống cháy thường có lõi màu đỏ.
  • Có thể thay thế gỗ tự nhiên trong việc thi công nhiều sản phẩm nội thất thông thường.

Nhược điểm cốt gỗ MDF:

  • Khả năng chịu lực thấp hơn gỗ tự nhiên.
  • Tấm ván gỗ tương đối mềm.

4.5. Cốt ván gỗ công nghiệp HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ nghiền mịn, kết hợp với chất kết dính và các phụ gia khác. Độ dày phổ biến của gỗ HDF là 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm, 17mm, 18mm, 20mm và 25mm. Gỗ HDF thường được sử dụng làm sàn gỗ, cửa gỗ, tủ quần áo, quầy kệ,…

Ván gỗ công nghiệp
Gỗ HDF là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ bột gỗ

Ưu điểm của gỗ HDF:

  • Bề mặt nhẵn mịn, dễ dàng sơn phủ các loại vật liệu khác như veneer, melamine, laminate,…
  • Khả năng chống trầy xước, chống ẩm rất tốt.
  • Khả năng chịu lực cao nên giữ được độ bền trong thời gian khá dài.
  • Chịu được môi trường nhiệt độ cao.

Nhược điểm của gỗ HDF:

  • Giá thành cao hơn gỗ MDF, MFC.

>>>> NỘI DUNG LIÊN QUAN: So Sánh HDF và MDF – Ưu nhược điểm từng loại gỗ, loại nào tốt

4.6. Cốt gỗ ghép

Gỗ ghép là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các thanh gỗ tự nhiên nhỏ, được ghép lại với nhau bằng keo dán và cũng ép dưới nhiệt độ và áp suất cao. Các thanh gỗ ghép thường được làm từ các loại gỗ phổ biến như gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ thông, gỗ keo, gỗ quế,…

Có nhiều loại gỗ ghép khác nhau, được phân loại theo hình thức ghép, độ dày, loại keo dán,… Trong đó, phổ biến nhất là các loại gỗ ghép song song, ghép hình tam giác, ghép mặt, ghép cạnh.

Gỗ ghép có độ dày thông dụng là 12mm và 18mm, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình nội thất gia đình và văn phòng.

Ván gỗ công nghiệp
Gỗ ghép được sản xuất từ các thanh gỗ tự nhiên nhỏ

Ưu điểm của gỗ ghép

  • Gần với các đặc điểm của gỗ tự nhiên, có tính thẩm mỹ cao.
  • Bề mặt trơn mịn, phẳng và khả năng chịu được nhiệt độ cao.
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng gia đình.

Nhược điểm của gỗ ghép

  • Độ bền không cao, dễ bị cong vênh, co ngót.
  • Khả năng chịu lực thấp, không thích hợp sử dụng cho các công trình yêu cầu tải trọng cao.

>>>> ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: Nội thất gỗ ép công nghiệp cao cấp, xu hướng mới

4.7. Ván gỗ công nghiệp nhựa

Gỗ nhựa là một loại vật liệu tổng hợp được tạo thành từ bột gỗ và nhựa PVC, cùng với một số chất phụ gia khác. Đây là loại gỗ công nghiệp phổ biến được nhiều gia chủ lựa chọn cho không gian nội thất của mình. Loại ván gỗ công nghiệp này có độ dày thông dụng là từ 5mm đến 18mm. Gỗ nhựa thường được ứng dụng trong nhiều công trình nội thất nhà ở, văn phòng, hay làm cốt để phủ các loại acrylic.

Ván gỗ công nghiệp
Gỗ nhựa là một loại vật liệu tổng hợp

Ưu điểm của gỗ nhựa:

  • Khả năng chịu ẩm tốt, không bị cong vênh, mối mọt.
  • Trọng lượng khá nhẹ nên dễ dàng thi công hay lắp đặt.
  • Đa dạng về mẫu mã, màu sắc.

Nhược điểm của gỗ nhựa:

  • Độ bền không cao
  • Dễ bị trầy xước nếu bị tác dụng lực mạnh.

5. Đặc điểm của các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp

Lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Dưới đây là một số đặc điểm của các loại lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến:

5.1. Lớp phủ Melamine

Melamine là một loại hợp chất có thành phần cấu tạo từ cốt gỗ được bao bọc ngoài là lớp giấy nền, lớp tạo vân giả gỗ và lớp bảo vệ ngoài cùng. Chúng được ép nhiệt và dán chặt lên bề mặt của gỗ công nghiệp MDF rồi đem đi thi công làm đồ nội thất.

Ưu điểm của Melamine:

  • Đa dạng màu sắc và hoa văn
  • Khả năng chống xước tốt , kháng hóa chất và chịu nhiệt
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng
  • Giá thành thấp

Nhược điểm của Melamine:

  • Khó phục hồi khi bị hư hỏng 
  • Hạn chế các hiệu ứng bóng cho bề mặt sản phẩm
  • Dễ chịu sự tác động của nhiệt độ nên dễ bị giòn, bong tróc
Ván gỗ công nghiệp
Gỗ nhựa là một loại vật liệu tổng hợp

5.2. Lớp phủ Laminate

Laminate là loại vật liệu phủ bề mặt được làm từ chất liệu Melamine và Phenol. Quá trình ép nhiệt giúp cho các tấm resin tổng hợp liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một lớp phủ có độ bền cao và khả năng chịu mài mòn tốt.

Ưu điểm của lớp phủ Laminate:

  • Độ bền cao và chịu mài mòn tốt, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như ánh nắng, độ ẩm, hóa chất.
  • Dễ dàng vệ sinh và bảo dưỡng mà không cần sử dụng các loại chất tẩy rửa đặc biệt.
  • Ít bị trầy xước và có khả năng chống bám bẩn tốt.

Nhược điểm  của lớp phủ Laminate:

  • Khi bị trầy xước hoặc hư hỏng thì không thể tái sử dụng sản phẩm.
  • Giá thành cao hơn so với các loại vật liệu phủ bề mặt khác.
Ván gỗ công nghiệp
cấu tạo của lớp phủ Laminate

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: So sánh giá Veneer và Laminate, Melamine – Chọn vật liệu nào?

5.3. Lớp phủ Veneer

Veneer là lớp gỗ mỏng được lạng từ gỗ tự nhiên, có độ dày từ 0,6 – 2mm. Veneer được dán lên bề mặt của tấm gỗ công nghiệp bằng chất kết dính chuyên dụng.

Ưu điểm của Veneer:

  • Mang vẻ đẹp tự nhiên của gỗ với các đường vân gỗ đa dạng, tinh tế.
  • Độ bền cao nên khả năng chịu mài mòn tốt 
  • Không bị hư hỏng do ẩm mốc, mối mọt,…
  • Phong phú về chủng loại
  • Có giá thấp hơn so với gỗ tự nhiên

Nhược điểm của Veneer:

  • Khi bị hư hỏng hoặc trầy xước thì không thể tái sử dụng lại.
  • Dễ bị trầy xước và chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân cơ học.
Ván gỗ công nghiệp
Lớp phủ Veneer là lớp gỗ mỏng

5.4. Lớp phủ Acrylic

Lớp phủ Acrylic là một loại vật liệu tổng hợp được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả nội thất. Thông thường nhà sản xuất sẽ phủ lớp phủ Acrylic lên bề mặt gỗ, sau đó sấy khô thì lớp phủ này sẽ bám chắc chắn.

Ưu điểm của lớp phủ Acrylic:

  • Sản phẩm có tính thẩm mỹ cao với bề mặt mịn, bóng
  • Độ bền tốt và không lo bị  mất màu
  • Đa dạng mẫu mã nên đáp ứng được nhiều nhu cầu của khách hàng

Nhược điểm của lớp phủ Acrylic:

  • Giá thành cao.
  • Sản phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại lực
  • Dễ bị tác động bởi các tác nhân ngoại lực: độ ẩm, nhiệt độ cao.
Ván gỗ công nghiệp
Cấu tạo của lớp phủ Acrylic

6. Sự khác nhau giữa gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp là hai loại vật liệu phổ biến trong xây dựng và trang trí nội thất. Tuy nhiên, giữa hai loại gỗ này có những điểm khác biệt về ưu và nhược điểm cơ bản, mời bạn tham khảo:

Gỗ công nghiệp Gỗ tự nhiên
Ưu điểm
  • Giá thành phải chăng nên dễ dàng sản xuất với số lượng lớn trong thời gian ngắn. Ngoài ra cũng phù hợp với túi tiền của phần lớn gia đình.
  • Mẫu mã và màu sắc sản phẩm đa dạng.
  • Được xử lý bằng máy móc công nghệ hiện đại nên độ bền, khả năng chống ẩm, chống mối mọt tương đối cao.
  • Ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực trang trí nội thất, xây dựng.
  • Đường vân gỗ đa dạng, hợp xu hướng do làm nhân tạo.
  • Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và không ảnh hưởng đến môi trường.
  • Tính thẩm mỹ, gỗ tự nhiên nên có độ bền siêu tốt.
  • Khi bị hư hỏng thì có khả năng tự phục hồi được.
  • Mỗi loại gỗ sẽ có mùi hương đặc trưng riêng.
Nhược điểm
  • Có tuổi thọ từ 15 – 20 năm, thấp hơn gỗ tự nhiên.
  • Chịu ảnh hưởng bởi quá trình sản xuất. Nếu chất lượng không tốt sẽ dễ hư hỏng, cong vênh và mối mọt.
  • Có trọng lượng khá nhẹ nên không thể chịu đựng đồ vật nặng. Nếu bị cong vênh thì không thể tái chế hoặc phục hồi.
  • Giá thành cao.
  • Nguồn nguyên liệu sản xuất rất quý hiếm, đặc biệt là các loại gỗ cao cấp.
  • Nếu không được khai thác sử dụng đúng cách thì gây ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Qua bài viết trên. CABINETMASTER đã đem đến cho bạn thông tin về các loại ván gỗ công nghiệp đang hot hiện nay. Hy vọng rằng bạn sẽ tìm được cho mình sản phẩm thích hợp. Để đọc thêm nhiều bài viết bổ ích, mời bạn truy cập website của chúng tôi nhé!

>>>> BỎ TÚI TIN HỮU ÍCH: 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CABINETMASTER

Là đơn vị chuyên cung cấp máy móc công nghiệp ngành chế biến gỗ chất lượng chính hãng, uy tín nhất Việt Nam hiện nay

Văn phòng: 41/19 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Nhà xưởng: 401 Tô Ngọc Vân, KP1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Hotline: 0982 600 118

Email: cabinetmaster@quocduy.com.vn

👨‍🎓 Người đại diện: Michael Nguyen

Giờ mở cửa: T2 - T7: 9h00 - 20h30; CN: 8h30 - 17h30

Giấy phép kinh doanh: 311735631 cấp ngày 20/04/2012 bởi Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI