Gỗ MDF Có Mấy Loại | Hướng Dẫn Cách Phân Biệt Chi Tiết

Bạn đang có nhu cầu sử dụng các sản phẩm gỗ MDF nhưng không biết các loại gỗ MDF hiện nay gồm những loại nào? Đừng lo hãy để CABINETMASTER giúp bạn tìm hiểu chi tiết nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Dây chuyền sản xuất ván MDF nội thất gỗ công nghiệp hiện đại

1. Tìm hiểu tổng quan về các loại gỗ MDF

Hiện nay, các loại gỗ MDF được sử dụng rất phổ biến, có tính ứng dụng cao, đặc biệt là trong thiết kế nội thất. Vậy loại gỗ này có cấu tạo như thế nào mà được sử dụng nhiều đến vậy? Hãy theo dõi những thông tin dưới đây nhé!

1.1. Sơ lược về gỗ MDF

Gỗ MDF là tên viết tắt của Medium Density Fiberboard, là loại gỗ công nghiệp được làm từ các sợi gỗ nhỏ, bột gỗ của cây gỗ công nghiệp ngắn ngày. Các sợi gỗ, bột gỗ này sẽ được liên kết với nhau bằng chất kết dính, phụ gia và ép dưới áp suất lớn để tạo thành các tấm gỗ MDF chắc chắn, cứng cáp.

các loại gỗ mdf
Gỗ MDF là một trong những loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến

Hiện nay gỗ MDF bao gồm rất nhiều loại khác nhau, phổ biến như: gỗ MDF thường, gỗ MDF chống cháy, gỗ MDF chống ẩm lõi xanh,… Cũng chính vì sự đa dạng này, gỗ được sử dụng nhiều trong thiết kế sản phẩm nội thất.

1.2.  Cấu tạo của các loại gỗ MDF

Mỗi một loại gỗ MDF lại có cho mình những cấu tạo khác nhau để tạo nên tính khác biệt, song thành phần chung để tạo nên gỗ bao gồm:

  • Sợi gỗ – bột gỗ tự nhiên (chiếm khoảng 75%)
  • Chất kết dính (Chiếm 10 – 15%)
  • Chất phụ gia khác: chất làm cứng, keo, chất bảo vệ gỗ (chống trầy xước, chống ẩm, chống mọt,…) chiếm 1%
  • Nước (chiếm 5 – 10%)
  • Bột độn vô cơ
  • Parafin wax,…
các loại gỗ công nghiệp mdf
Cấu tạo của các loại gỗ mdf

1.3. Tính chất vật lý của gỗ MDF

Một vài tính chất vật lý của gỗ MDF dưới đây để bạn dễ phân biệt với các loại gỗ khác:

  • Thường tấm ván gỗ MDF có màu đặc trưng của gỗ tự nhiên là nâu hoặc vàng. Tuy nhiên để phân biệt các loại gỗ MDF, người ta quy định: màu đỏ là ván gỗ chống cháy; màu xanh là ván gỗ chống ẩm.
  • Gỗ MDF đạt chuẩn về phát thải Formaldehyde thường không mùi hoặc có mùi gỗ thoang thoảng.
  • Gỗ MDF có dạng tấm và trơ
  • Gỗ MDF có tỷ trọng trung bình khoảng 680 – 840 kg/m3.
  • Một vài độ dày thông dụng của tấm MDF: 3, 5, 9, 12, 15, 17, 18, 25 (mm).
các loại gỗ công nghiệp mdf
Tính chất vật lý gỗ MDF

1.4. Ứng dụng của gỗ MDF trong đồ nội thất

Như đã giới thiệu phần trên, gỗ MDF được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất: tủ bếp, tủ quần áo, giường ngủ,…, đặc biệt trong thiết kế nội thất văn phòng. Ngoài ra gỗ còn có khả năng thay thế gỗ tự nhiên tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.

2. Quy trình sản xuất gỗ MDF chi tiết nhất

Quy trình chế biến các loại gỗ MDF phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Thường gỗ MDF sẽ được sản xuất theo 2 phương pháp: Phương pháp khô và phương pháp ướt, cụ thể:

Phương pháp ướt:

  • Bước 1: Gỗ tự nhiên được phun nước làm ẩm, sau đó nghiền nhỏ thành dạng vảy.
  • Bước 2: Vảy gỗ được trải lên mâm để ép sơ qua nhiệt. Ở bước này, thành phẩm được gọi là ván sơ.
  • Bước 3: Ván sơ tiếp tục được mang đi ép dưới hệ thống ép cán nhiệt làm giảm hàm lượng nước có trong gỗ xuống 50% và giúp 2 mặt ván dính chặt vào nhau.
  • Bước 4: Sau khi ép nhiệt xong, ván được cắt thành từng tấm theo kích thước tiêu chuẩn và tiến hành bo góc.
  • Bước 5: Chờ ván nguội cho vào máy cắt tỉa, chà nhám, làm mịn. Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói gỗ.
các loại gỗ mdf trên thị trường
Phương pháp ướt

Phương pháp khô:

  • Bước 1: Sản xuất bột gỗ

Gỗ tự nhiên sau khi được nghiền thành bột sẽ được kiểm tra để phân loại chất lượng. Bột gỗ chất lượng mang trộn với phụ gia: chất bảo vệ gỗ, chất làm cứng,… tạo ra thành phẩm là sợi gỗ.

  • Bước 2: Bột sợi sẽ được trải thành 2 – 3 tầng bằng máy trải.
  • Bước 3: Ép nhiệt

Ở mỗi tầng bột sợi sẽ được ép nhiệt 2 lần. Mức nhiều sẽ được tùy chỉnh sao cho phù hợp với độ dày của ván đảm bảo loại bỏ hàm lượng nước còn trong gỗ. Điều này giúp ngăn chặn tình trạng mối, mọt, cho keo hóa rắn từ từ và tăng độ bền.

  • Bước 4: Cắt ván MDF

Sau khi ép nhiệt, ván MDF sẽ được mang đi cắt thành các tấm với kích thước tiêu chuẩn.

các loại gỗ mdf trên thị trường
Phương pháp khô

3. Các loại gỗ MDF phổ biến hiện nay

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, các loại gỗ MDF được chia thành các loại phổ biến sau:

3.1. Gỗ MDF thường

Gỗ MDF thường là loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Gỗ được làm từ các sợi gỗ nghiền nát kết hợp cùng keo UF (urea formaldehyde) – chất kết dính để tạo thành cốt gỗ MDF. Với những đặc tính không quá nổi bật, gỗ MDF thường có giá thành vừa phải, phù hợp với nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Do khả năng chống ẩm không tốt, dễ phồng nếu tiếp xúc với nước nên MDF thường chỉ được ứng dụng nhiều vào sản xuất nội thất văn phòng: bàn, ghế, tủ,…

các loại gỗ mdf trên thị trường
Gỗ MDF thường

3.2. Gỗ MDF chống ẩm

Gỗ MDF chống ẩm hay gỗ MDF lõi xanh được làm từ bột gỗ và kết dính bằng keo MUF, nhựa Phenolic hoặc PMDI (thay vì sử dụng keo UF như tấm ván MDF thông thường). Vì vậy màu sắc của gỗ MDF chống ẩm cũng có sự khác biệt là màu xanh chứ không phải nâu hay vàng.

Đúng như tên gọi, gỗ MDF chống ẩm có khả năng chống ẩm vượt trội, chống thấm, khả năng đàn hồi tốt,… Với những đặc tính nổi bật ấy, gỗ được sử dụng khá phổ biến, thích hợp với điều kiện khí hậu ẩm ướt như Việt Nam.

các loại gỗ mdf trên thị trường
Gỗ MDF chống ẩm

3.3. Gỗ MDF chống cháy 

Để phân biệt với các loại gỗ trên, gỗ chống cháy có lõi màu đỏ. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là bột gỗ tự nhiên nhưng đã cho thêm phụ gia là xi măng và thạch cao để nâng cao khả năng chống cháy cho sản phẩm. Do đó, gỗ thường có thời gian bắt cháy lâu hơn gỗ thông thường. Cũng chính vì lý do này gỗ được sử dụng làm các sản phẩm nội thất ở những nơi có vị trí cao như chung cư, các tòa nhà cao tầng,…

các loại ván gỗ mdf
Gỗ MDF chống cháy

4. Các bề mặt gỗ MDF được ứng dụng nhiều

Gỗ MDF có thể kết hợp được với nhiều loại chất liệu khác nhau giúp gỗ trở nên đẹp hơn, có khả năng chống thấm hiệu quả. Một vài bề mặt gỗ MDF phổ biến như:

4.1. Mặt gỗ Melamine

Mặt gỗ Melamine được tạo ra từ hợp chất công nghiệp nhờ chất kết dính tạo nên các bề mặt. Lớp Melamine đóng vai trò như lớp mặt giả gỗ với nhiều họa tiết khác nhau từ đơn sắc đến vân gỗ tự nhiên. Lớp phủ có cấu tạo 3 lớp:

  • Lớp trong cùng – Lớp C: Đây là lớp giấy nên đóng vai trò tạo độ dày và độ cứng cần thiết cho bề mặt gỗ.
  • Lớp giữa – Lớp B: Đây là lớp có vai trò tạo màu làm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt gỗ.
  • Lớp ngoài cùng – Lớp A: Lớp ngoài cùng có tác dụng bảo vệ bề mặt sản phẩm, chống ẩm, chống thấm hút, chống xước. Ngoài ra lớp này còn có khả năng cách âm tương đối hiệu quả.
các loại ván gỗ mdf
Mặt gỗ Melamine

4.2. Mặt gỗ Laminate

Mặt gỗ Laminate có khả năng chịu nhiệt, chịu lửa và kháng nước khá tốt. Hơn nữa lớp phủ còn có thể chịu đựng được va đập mạnh, chống xước và chống mối mọt,… Do có họa tiết vân gỗ rất tự nhiên nên mặt gỗ Laminate được sử dụng rất nhiều trong sản xuất.

các loại gỗ mdf
Mặt gỗ Laminate

4.3. Mặt gỗ Veneer

Một trong những ưu điểm lớn nhất của mặt gỗ Veneer là có bề mặt giống gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó bề mặt Veneer rất dễ dàng dán lên các bề mặt gỗ khác, bởi chúng được tạo ra từ gỗ tự nhiên cắt mỏng. Cũng chính vì vậy mặt gỗ Veneer rất dễ phối màu, hạn chế cong vênh, mối mọt và có chi phí khá hợp lí.

các loại ván gỗ mdf
Mặt gỗ Veneer

>>>> DÀNH CHO BẠN: So sánh giá Veneer và Laminate, Melamine – Chọn vật liệu nào?

4.4. Mặt gỗ Acrylic

Mặt gỗ Acrylic hay còn gọi là Mica, là loại nhựa trong suốt, bóng, có màu sắc đa dạng. Mica có ưu điểm là rất bền, bóng mịn vì vậy chúng thường được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất như: tủ quần áo, bàn, kệ tivi,… Không chỉ có họa tiết bắt mắt mà mặt gỗ Acrylic còn rất dễ uốn cong, tạo hình cho sản phẩm và đặc biệt vô cùng khó vỡ khi tác động vật lý.

các loại gỗ mdf trên thị trường
Mặt gỗ Acrylic

5. Ưu và nhược điểm của các loại gỗ công nghiệp MDF

Các loại gỗ công nghiệp MDF được sản xuất ra đều mang những cấu tạo và chức năng khác nhau nhằm phục vụ mục đích sử dụng. Chính vì vậy, mỗi loại gỗ đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Dưới đây là ưu và nhược điểm của các loại gỗ MDF trên thị trường:

5.1. Ưu điểm

Có quy trình sản xuất khá nghiêm ngặt chính vì vậy gỗ MDF tương đối chất lượng, mang đến người dùng nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Thích hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm của Việt Nam. Điều này là nhờ vào khả năng không bị mối mọt, không cong vênh, không co ngót trong quá trình sử dụng.
  • Thân thiện với môi trường do có nguyên liệu chính là vụn gỗ tự nhiên.
  • Dễ dàng gia công, thi công vì có bề mặt phẳng mịn.
  • Tính thẩm mỹ cao do có thể kết hợp với nhiều bề mặt khác nhau như: Melamine, Veneer, Acrylic,…
  • Mức giá rẻ, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
  • Có tính ứng dụng cao, đáp ứng tốt các nhu cầu khách hàng.
phân biệt mdf và mfc
Ưu điểm gỗ MDF

5.2. Nhược điểm

Song các loại ván MDF vẫn có những nhược điểm như:

  • Gỗ MDF không dẻo dai như gỗ tự nhiên.
  • Không chạm khắc được các họa tiết cầu kỳ như các loại gỗ khác.
  • Do được ép từ bột và vụn gỗ nên gỗ công nghiệp MDF rất dễ thấm nước.
  • Gỗ MDF không có độ dày lớn vì vậy với các sản phẩm yêu cầu dày dặn thì cần phải ghép nhiều tấm lại với nhau.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ BÀI VIẾT: So Sánh HDF và MDF – Ưu nhược điểm từng loại gỗ, loại nào tốt

6. So sánh và phân biệt 2 loại gỗ MDF và MFC

Rất khó có thể phân biệt 2 loại gỗ MDF và MFC khi quan sát thành phẩm của chúng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn một vài mẹo để phân biệt MDF và MFC, cùng tham khảo nhé!

  • Cách phân biệt: Khoan bỏ lớp phủ bề mặt nội thất để lắp bản lề hoặc ray, bạn sẽ có thể quan sát và nhận biết đâu là gỗ MDF hay gỗ MFC.
  • Loại nào tốt: 
    • MFC chỉ có một bề mặt là Melamine vì vậy để hoàn thiện MFC cần phải dán cạnh. Do có khả năng uốn cong tốt nên MFC thường được sử dụng làm tủ quần áo, tủ bếp, kệ đựng đồ dùng,…
    • MDF có đa dạng lớp phủ bề mặt cho bạn lựa chọn. Vì thế nó được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất như giường, bàn,… và các sản phẩm cho trẻ. Bởi đây là loại gỗ có tính thẩm mỹ cao và thân thiện với môi trường.

Có thể thấy để lựa chọn gỗ MDF hay MFC còn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người. Mỗi sản phẩm nội thất sẽ thích ứng với từng loại gỗ khác nhau. Nếu sử dụng đúng mục đích, đúng cách thì tuổi thọ của các sản phẩm này có thể kéo dài từ 10 – 15 năm.

phân biệt mdf và mfc
Gỗ MFC

7. Nên sử dụng các loại gỗ MDF nào trong từng trường hợp?

Để các loại gỗ MDF có thể sử dụng trong một thời gian lâu nhất, dưới đây là một vài trường hợp có thể sử dụng gỗ MDF bạn nhé!

7.1. Điều kiện môi trường có độ ẩm cao

Do gỗ MDF được sử dụng chất kết dính là keo MUF, Phenolic hoặc PMDI nên có khả năng kết dính rất tốt. Từ đó làm tăng khả năng chịu lực, chống ẩm và kháng nước cho sản phẩm. Vì vậy, đối với không gian có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm,… bạn nên chọn gỗ MDF chống ẩm.

các loại gỗ mdf trên thị trường
Môi trường ẩm

7.2. Điều kiện môi trường thông thường

Thực tế, các loại gỗ MDF đều có khả năng chịu va chạm và kháng nước tương đối hiệu quả. Vì vậy với một môi trường có độ ẩm trung bình không quá cao hoặc lý tưởng như trong nhà thì bạn vẫn có thể sử dụng gỗ MDF thông thường để giúp tiết kiệm chi phí.

các loại gỗ mdf trên thị trường
Môi trường thường

Trên đây là thông tin về các loại gỗ MDF có thể bạn chưa biết. Hy vọng thông qua những thông tin trong bài viết mà CABINETMASTER cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại gỗ công nghiệp MDF hiện nay nhé!

>>>> THAM KHẢO THÊM: 
5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CABINETMASTER

Là đơn vị chuyên cung cấp máy móc công nghiệp ngành chế biến gỗ chất lượng chính hãng, uy tín nhất Việt Nam hiện nay

Văn phòng: 41/19 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Nhà xưởng: 401 Tô Ngọc Vân, KP1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Hotline: 0982 600 118

Email: cabinetmaster@quocduy.com.vn

👨‍🎓 Người đại diện: Michael Nguyen

Giờ mở cửa: T2 - T7: 9h00 - 20h30; CN: 8h30 - 17h30

Giấy phép kinh doanh: 311735631 cấp ngày 20/04/2012 bởi Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI