Tổng Hợp Chi Phí Mở Xưởng Gỗ Công Nghiệp Bạn Nên Biết!!!

Để có thể bắt đầu kinh doanh thì nguồn vốn đầu tư luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vậy chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp cần bao nhiêu? Khi mở xưởng gỗ cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng CABINETMASTER tìm hiểu chi tiết bạn nhé!

1. Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp cho nhà xưởng

Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp cần được dự trù ngay từ ban đầu, bởi điều này sẽ đảm bảo tránh việc phát sinh các chi phí không đáng có sau này. Chi phí để mở xưởng gỗ công nghiệp giao động từ 700 triệu đến 2 tỷ đồng. Trong phần chi phí ban đầu này thường bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau, hãy cùng tham khảo qua phần nội dung dưới đây.

1.1. Chi phí máy móc

  • Chi phí từ: 200.000.000 đến 400.000.000 triệu đồng.

Máy móc là một trong những phần quan trọng và không thể thiếu trong quá trình mở xưởng gỗ. Tùy vào mục đích và quy mô sản xuất mà bạn sẽ tiến hành lựa chọn và đầu tư vào máy móc chế biến gỗ khác nhau như: máy dán cạnh. máy cắt CNC, máy cưa panel, máy khoan gỗ công nghiệp,…  Giá thành của các loại máy móc trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng, từ loại có phân khúc trung bình đến phân khúc cao cấp. Chi phí máy móc sẽ dao động từ 200.000.000 đến 400.000.000 triệu đồng.

chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy móc là một trong những phần quan trọng không thể thiếu khi mở xưởng gỗ

>>>> ĐỌC THÊM BÀI VIẾT: Tổng hợp máy làm nội thất gỗ công nghiệp hiện đại

1.2. Chi phí đầu tư nguyên liệu

  • Chi phí từ: 1.200.000 VNĐ/m3

Bên cạnh chi phí máy móc, thì chi phí đầu tư nguyên liệu cũng là vấn đề quan trọng trong quá trình mở xưởng sản xuất. Hiện nay có rất nhiều loại gỗ khác nhau với giá thành linh động. Tuy nhiên nổi bật hơn cả có lẽ phải nhắc đến gỗ công nghiệp bởi tính tiện dụng mà chúng mang lại. Gỗ công nghiệp có màu sắc đẹp, nhẹ, dễ gia công và giá thành lại rẻ. Vì thế mà nó được sử dụng để sản xuất đa dạng đồ nội thất hiện nay.

chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Chi phí dành cho chất liệu sẽ chiếm khoảng 5% trên tổng chi phí ban đầu

Trong thời gian ban đầu khi mới mở xưởng, chi phí dành cho nguyên vật liệu chiếm khoảng 5% – 10% trong tổng chi phí. Vì vậy doanh nghiệp cần cân nhắc về tài chính để mua số lượng nguyên vật liệu đầu vào cho phù hợp. Chi phí cho các nguyên vật liệu ban đầu mở xưởng có thể giao động từ 1.200.000 VNĐ/m3 cho các loại gỗ công nghiệp thông dụng.

1.3. Chi phí thuê thợ sản xuất

  • Chi phí từ: 8.000.000 VNĐ/tháng

Trong quá trình mở xưởng gỗ thì việc thuê thợ gia công cũng nằm trong chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp cần có. Khoản chi phí này thường sẽ chiếm khoảng 12% – 15% chi phí dự trù ban đầu.

Một xưởng gỗ cần một đội ngũ nhân viên bao gồm các vị trí cụ thể như sau: nhân công vận hành máy, quản lý xưởng,…. Ngoài ra nếu xưởng sản xuất có quy mô lớn thì còn phải cần chia ra thành các khối văn phòng, marketing, kinh doanh để chịu trách nghiệm quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Chi phí nhân công có thể giao động từ 8.000.000 VNĐ/tháng và chi phí này phụ thuộc vào tay nghề và số lượng nhân viên.

1.4. Chi phí thuê nhà xưởng

  • Chi phí từ: 10.000.000 – 20.000.000 VNĐ/ tháng

Thông thường việc thuê một mặt bằng nhà xưởng, sẽ tập trung vào việc lựa chọn những khu xa dân cư. Bởi những nơi này, vừa có không gian rộng, thoải mái vừa có chi phí thuê phù hợp. Điều này giúp tiết kiệm được một khoản tiền kha khá trong quá trình hoạt động. Các nhà xưởng sẽ linh động thay đổi tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất để lựa chọn nhà xưởng sao cho phù hợp. Chi phí cho thuê nhà xưởng thường là chi phí cố định dao động theo hàng tháng. Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất mà lựa chọn mặt bằng sản xuất phù hợp.

chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Mặt bằng là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của xưởng

1.5. Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp để đầu tư phần mềm sản xuất

  • Chi phí từ: 2.000.000 – 10.000.000 VNĐ

Để quá trình gia công sản xuất diễn ra thuận lợi và nhanh chóngthì các phần mềm có công nghệ hiện đại để sản xuất tự động sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều. Vì vậy chi phí mua phần mềm sản xuất cũng cần thiết trong thời gian này. Tuy nhiên chi phí đầu tư những phần mềm này là khá cao, mỗi phần mềm sẽ có giá thành khác nhau. Vì thế bạn nên cân nhắc khoản ngân sách dành cho việc này trước khi quyết định đầu tư vào đó.

1.6. Chi phí làm thủ tục cho xưởng

  • Chi phí từ: 3.000.000 VNĐ

Một trong những chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp không thể không nhắc đến chính là chi phí thủ tục. Các thủ tục ở đây bao gồm: thủ tục thành lập công ty, đăng ký thuê xưởng, giấy phép kinh doanh,… Chi phí này có thể dao động từ 3.000.000 VNĐ cho tất cả thủ tục pháp lý.

chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Chi phí giấy tờ cũng là chi phí quan trọng không thể thiếu khi mở xưởng

1.7. Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp – Các chi phí dự phòng khác

  • Chi phí từ: 200 – 400 triệu

Đây là khoản chi phí dự phòng dành cho những vấn đề phát sinh đột ngột ngoài dự tính. Để mở xưởng gỗ công nghiệp, chi phí bạn cần chuẩn bị là khoảng từ 200 – 400 triệu với quy mô vừa, và nếu rộng hơn chi phí có thể lên tới 1 tỷ. Dù quy mô mở xưởng là bao nhiêu thì quan trọng nhất bạn vẫn nên tính toán kỹ lưỡng nguồn vốn trước và trong quá trình hoạt động để xưởng vận hành tốt trong giai đoạn đầu.

2. Kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp mới nhất

Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp hết bao nhiêu? Để mở xưởng gỗ công nghiệp cần làm những gì? Dưới đây là một vài kinh nghiệm mở xưởng gỗ mới nhất được chúng tôi tổng hợp để giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn nhé!

2.1. Xác định rõ mục tiêu

Bước xác định mục tiêu là bước vô cùng quan trọng, nó được xem như là tiền đề giúp xưởng gỗ có thể đi vào hoạt động tốt. Mục tiêu cần có gồm: hướng sản xuất, kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn cho xưởng.

chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Cần có mục tiêu cụ thể, chi tiết về quá trình phát triển của doanh nghiệp

Mục tiêu càng rõ ràng, càng chi tiết thì thời gian sẽ càng được rút ngắn lại giúp đưa xưởng vào hoạt động tốt. Để xác định mục tiêu cho xưởng bạn có thể tự đặt ra các câu hỏi như:

  • Quy mô xưởng có diện tích là bao nhiêu?
  • Mở công ty hay kinh doanh nhỏ hộ gia đình?
  • Đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới?

2.2. Chuẩn bị nguồn vốn để đầu tư

Để có thể mở xưởng thuận lợi, yêu cầu chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị rất nhiều nguồn vốn khác nhau. Thông thường, chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp sẽ bao gồm các loại chi phí sau:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí thi công xưởng
  • Chi phí nguyên vật liệu
  • Chi phí máy móc
  • Chi phí công nhân, kỹ sư
  • Chi phí làm thủ tục …

2.3. Chuẩn bị mặt bằng

Nên lựa chọn mặt bằng ở các vị trí xa dân cư vì như vậy bạn sẽ dễ dàng tìm thấy được mặt bằng rộng, phù hợp với quá trình hoạt động của xưởng. Diện tích mặt bằng từ 300m2 là có thể mở xưởng gỗ quy mô nhỏ và diện tích mặt bằng hoàn toàn có thể mở rộng thêm nếu xưởng phát triển tốt. Vì thế, khi lựa chọn mặt bằng bạn có thể lưu ý ở điểm này để có thể mở rộng quy mô sau này. Hạn chế tình trạng di dời nhiều lần, dẫn đến phát sinh chi phí.

chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Chuẩn bị mặt bằng là bước quan trọng, không thể thiếu

2.4. Chuẩn bị trang thiết bị máy móc

Một xưởng sản xuất gỗ công nghiệpchuyên nghiệp cần phải chuẩn bị cho mình những loại máy móc cần thiết. Tuy nhiên hiện nay máy móc sản xuất gỗ vô cùng đa dạng từ kích thước nhỏ cho đến rất lớn với nhiều công năng khác nhau. Bên cạnh đó, kích thước máy móc phụ thuộc vào quy mô và quá trình sản xuất phẩm mà bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp.

chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Trang thiết bị máy móc chế biến gỗ

Để bạn có thể tham khảo một số máy móc cho nhà xưởng của mình, chúng tôi có đưa ra các gợi ý cụ thể sau đây: 1 máy cưa bàn, 1 máy CNC router, 1 máy dán cạnh, 1 máy khoan ngang,…

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Tổng quan dây chuyền sản xuất gỗ công nghiệp hiện đại

2.5. Chuẩn bị nguyên liệu sản xuất

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại gỗ đa dạng từ chất liệu cho đến giá thành. Là một xưởng gỗ công nghiệp thì để tối ưu chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp bạn có thể lựa chọn một vài loại gỗ sau:

  • Gỗ ván dăm: Gỗ tự nhiên xay thành dăm được trộn với keo chuyên dụng, ép thành tảng. Thường loại gỗ này có độ mịn khá cao tuy nhiên khả năng chịu lực và ẩm tương đối kém.
  • Gỗ MDF: Gỗ tự nhiên nghiền mịn, trộn keo chuyên dụng và ép theo đúng tiêu chuẩn. Gỗ ít mọt, chịu lực kém, dễ gia công.
  • Gỗ HDF: Gỗ tự nhiên loại thường nghiền mịn. Gỗ HDF có độ cứng cao, khả năng chịu nhiệt và nước tốt.
  • Gỗ dán: Nhiều lớp gỗ được xếp chồng nên nhau, kết nối với nhau bằng loại keo chuyên dụng. Nhưng thường loại gỗ này có độ mịn không cao, khó sử dụng.
  • Gỗ ghép: Những thanh gỗ vụn, nhỏ được ghép lại với nhau bằng công nghệ hiện đại.
chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại gỗ khác nhau để bạn lựa chọn

Bên cạnh đó, các xưởng gỗ có thể lựa chọn gỗ công nghiệp được chế biến sẵn như gỗ MDF, gỗ dán, gỗ HDF, gỗ ghép,… Mỗi loại gỗ công nghiệp sẽ có đặc tính cũng như giá thành khác nhau. Tùy vào mặt hàng đang sản xuất có yêu cầu như thế nào, có thể lựa chọn loại ván phù hợp.

2.6. Kỹ sư và nhân công thiết kế sản xuất

Nếu máy móc, mặt bằng, nguyên liệu là những yếu tố cần thì công nhân, kỹ sư sẽ là yếu tố đủ để đưa xưởng đi vào hoạt động. Trong quá trình lựa chọn kỹ sư hay công nhân, bạn cần phải đảm bảo những yêu cầu về kỹ năng và kỹ thuật cần thiết. Ví dụ với các vị trí quan trọng như đứng máy, thiết kế thì nên chọn đội ngũ có kinh nghiệm, tay nghề cao. Song các vị trí không cần nhiều trình độcó thể lựa chọn nhân công phổ thông.

2.7. Các thủ tục pháp lý

Thủ tục mở xưởng gỗ công nghiệp được tuân thủ đúng theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Yêu cầu các cá nhân, tổ chức, gia đình phải có giấy chứng nhận kinh doanh thì xưởng sản xuất mới đủ điều kiện hoạt động.

Lưu ý với mô hình doanh nghiệp pháp luật công nhận 5 dạng loại hình như sau: Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên. Và ngược lại, kinh doanh hộ gia đình số lượng người lao động không được vượt quá 10 người.

2.8. Kinh nghiệm quản lý và duy trì xưởng gỗ

Để điều hành được một công xưởng thì cần có rất nhiều các bộ phận khác nhau. Người đứng đầu là quản đốc công xưởng, giám đốc điều hành. Họ là những người cần có kỹ năng quản lý cơ bản, có khả năng quan sát tốt, đưa ra được những ý tưởng phát triển phù hợp với xu thế thị trường.

chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp kèm kinh nghiệm cần thiết

Những kỹ năng mà một người quản lý cần có trong quá trình vận hành xưởng sản xuất gỗ bao gồm:

  • Cần nắm bắt được số lượng nhân viên trong các bộ phận, phân bổ công việc phù hợp với từng vị trí.
  • Đặt ra chỉ tiêu cho từng bộ phận.
  • Có kế hoạch phát triển một cách cụ thể.
  • Xử lý tốt các vấn đề, hạn chế mâu thuẫn.
  • Có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt minh bạch.

2.9. Thị trường tiêu thụ hiện nay

Bên cạnh những vấn đề về chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp thì thị trường tiêu thụ cũng là yếu tố cần được quan tâm. Việc sản xuất hàng loạt nhưng lại không có thị trường tiêu thụ sẽ khiến đầu ra gặp nhiều bất lợi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của xưởng. Đây cũng chính là vấn đề nhức nhối, khó khăn của rất nhiều công xưởng khi mới bắt đầu.

kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp
Thị trường tiêu thụ các sản phẩm khi xưởng sản xuất ra

Thị trường tiêu thụ sản phẩm có thể là những nhà thầu xây dựng, các đơn vị nội thất, đại lý bán lẻ, nhà phân phối. Thậm chí là xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì các sản phẩm của doanh nghiệp bạn phải đa dạng và nổi bật nhất. Bên cạnh đó, xưởng cần có chiến lược marketing tốt để tăng doanh thu sản phẩm và tiếp cận với nhiều khách hàng.

3. Mở xưởng gỗ công nghiệp nên đầu tư những máy nào?

Nhu cầu thị trường ngày càng khó tính, đòi hỏi các sản phẩm đều phải trau chuốt về hình thức và chất lượng. Muốn đảm bảo được điều này, thì nhà xưởng cần trang bị các loại máy móc hiện đại. Và đây cũng là một trong những chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp bạn cần lưu ý.

3.1. Giai đoạn 1 : Xẻ ván theo từng kích thước

Các tấm ván lớn sẽ được chia thành từng tấm ván nhỏ theo những kích thước và hình thù của bản thiết kế. Ở bước này, bạn có thể sử dụng một số loại máy cắt ván công nghiệp sau:

  • Máy cưa bàn trượt

Đây là dòng máy cơ bản trong phân khúc dòng máy giá thành tầm trung, được sử dụng nhiều trong cắt ván công nghiệp. Bao gồm 2 lưỡi: 1 lưỡi cắt chính và 1 lưỡi cưa mồi. Máy thích hợp cho các nhà xưởng có quy mô vừa phải. Một vài dòng máy cưa bàn trượt có thể kể đến như:

  • Máy cắt cánh gà 2 lưỡi ECO 32E
  • Máy cưa bàn trượt 2 lưỡi ECO 32
  • Máy cưa bàn trượt đa năng ECO 32 CNC
kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy cưa bàn trượt đa năng ECO 32 CNC
  • Tham khảo video hướng dẫn sử dụng máy:

  • Máy cưa Panel

Máy cưa Panelhay còn gọi là máy cắt ván công nghiệp. Dòng máy cắt này có công suất lớn với 2 lưỡi cắt. Máy cắt Panel được ứng dụng nhiều cho sản xuất sản phẩm hàng loạt. Đặc biệt hơn ở dòng máy này là được trang bị màn hình điều khiển được thiết lập kích thước và có thể cắt tự động.

Tham khảo một số dòng máy cưa Panel được dùng nhiều hiện nay:

  • Máy cắt ván công nghiệp 2 lưỡi SMART 8/ SMART 12
  • Máy cưa panel saw SMART 330
  • Máy cưa panel saw CNC SMART 280
chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy cưa panel saw CNC – SMART 280
  • Máy CNC Router 

Một dòng máy ứng dụng công nghệ CNC hiện đại, máy CNC Router xẻ ván bằng mũi router, có thể cắt ván gỗ thành nhiều dạng phức tạp. Với công suất cao loại máy này có thể đáp ứng mọi hình dạng cắt. Một số dòng máy phổ biến của máy CNC Router như:

  • Máy CNC 1325  1  đầu PRO 1B
  • Máy CNC 4 đầu PRO 4A
  • Máy CNC router 1325  PRO R1B
  • Máy CNC router 1 đầu CNC R1B 20TH
kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy CNC 4 ĐẦU – PRO 4A
chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Máy CNC router 1325  PRO R1B
  • Tham khảo video chi tiết sản phẩm: 

  • Máy CNC Nesting

Đây cũng là dòng máy sử dụng công nghệ hiện đại CNC. Máy là sự kết hợp hoàn hảo giữa công nghệ CNC với phần mềm hiện đại giúp máy tự động thực hiện các bước cắt, khoan, xẻ rãnh,… trên mọi bề mặt với công suất trục chính lên tới 9kw và cụm khoan liên kết. Tất tần tật các dòng máy CNC Nesting bạn có thể tham khảo:

  • Máy CNC nesting 1325 NEST R1B/NEST R1BP
  • Máy CNC nesting thay dao tròn NEST ATC
  • Máy CNC nesting 4 đầu full line NEST 4H
  • Máy CNC gỗ công nghiệp 4 đầu NEST 4A/ NEST 4AP
  • Máy CNC cắt ván công nghiệp 4 đầu NEST 4B/ NEST 4BP
chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy CNC gỗ công nghiệp 4 đầu NEST 4A

Video hướng dẫn sử dụng:

3.2. Giai đoạn 2: Dán cạnh, tạo thẩm mỹ cho sản phẩm

Nhằm tăng tính thẩm mỹ cho các sản phẩm, sau khi được cắt xẻ, ván sẽ trải qua công đoạn dán cạnh, tạo hình khối cho sản phẩm. Đây là một bước quan trọng để giúp tăng tính thẩm mỹ, bảo vệ gỗ bên trong, đảm bảo sản phẩm gỗ khi sử dụng không bị mối, ẩm mốc, thấm nước,… Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các dòng máy dán cạnh giúp bạn tiết kiệm chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp tốt hiện nay.

  • Máy dán cạnh cong

Thay vì phải dán thủ công tốn rất nhiều thời gian thì hiện nay đã có máy dán cạnh cong cho ra sản phẩm đẹp hơn, đồng đều chất lượng. Bạn chỉ cần nhậpthông số mong muốn lên màn hìnhđiều khiển, máy sẽ tự động xoay phôi dán cạnh, điều chỉnh lượng keo sao cho phù hợp. Một vài dòng máy dán cạnh cong tiêu biểu:

  • Máy dán cạnh tròn LC 620
  • Máy dán cạnh cong tự động LC 516C
  • Máy uốn cạnh laminate LC 2600A
  • Máy dán cạnh cong keo pur/eva LC 620-3 và LC 700-3
kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy dán cạnh tròn LC 620
  • Máy dán cạnh thẳng

Đây là sản phẩm máy được sử dụng nhiều nhất hiện nay, máy dán cạnh thẳng được tích hợp rất nhiều những tính năng vượt trội như giá thành rẻ, keo dán đều đẹp,… Máy có thể đáp ứng mọi nhu cầu của nhà sản xuất, dán cạnh với công suất lớn. Để tối ưu chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp, bạn có thể sử dụng các dòng máy phổ biến hiện nay:

  • Máy dán cạnh 6 chức năng EVA 360
  • Máy dán cạnh veneer tự động EVA 360JS
  • Máy dán cạnh 7 chức năng EVA 450
  • Máy dán cạnh tải nặng full chức năng MICHAEL 4CR/B
  • Máy dán cạnh tự động chữ J/C EVA 8200SF
chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy dán cạnh tải nặng full chức năng MICHAEL 4CR/B
  • Máy dán cạnh 45 độ

Được trang bị công nghệ tân tiến, máy dán cạnh 45 độ giúp sản phẩm thêm nổi bật bằng những đường nét ấn tượng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các loại máy dán cạnh 45 độ khác nhau để bạn lựa chọn:

  • Máy dán cạnh vát 45/90 độ EVA 450DT
  • Máy dán cạnh 45/90 độ 12 chức năng COMBINE 12
  • Máy dán cạnh acrylic noline keo 2 thành phần COMBINE ARC12
  • Máy dán cạnh nghiêng thẳng 45/90 độ EVA 4590
kinh nghiệm mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy dán cạnh không đường line ECE 900K

3.3. Giai đoạn 3: Khoan lỗ tạo liên kết

Bước cuối cùng trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm đó là khoan lỗ tạo liên kết. Để thực hiện thao tác khoan chính xác, đạt độ thẩm mỹ cao, các nhà xưởng nên sử các dòng máy khoan liên kết hiện đại. Một số dòng máy phổ biến hiện nay:

  • Máy khoan ốc cam liên kết 42 mũi và 63 mũi

Máy khoan ốc cam liên kết 42 mũi và 63 mũicó nhiệm vụ khoan lỗ dọc và ngang tạo sự liên kết giữa các tấm ván lại với nhau. Việc sử dụng máy khoan chuyên dụng sẽ giúp bạn thao tác nhanh trên nhiều sản phẩm hơn, đồng thời lỗ khoan sẽ chính xác và có tính thẩm mỹ cao. Dưới đây là 2 loại máy khoan 42 mũi và 63 mũi bạn có thể tham khảo:

  • Máy khoan liên kết 42 mũi EZ 21T2E
  • Máy khoan liên kết 63 mũi 3 giàn EZ 21T3
chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
Máy khoan liên kết 63 mũi 3 giàn EZ 21T3
  • Máy khoan ngang

Máy khoan ngang CNC với thiết kế nhiều chức năng tích hợp trên 1 máy như khoan liên kết ốc cam, phay xẻ rãnh, chạy biên dạng, khoan ổ khóa bản lề,….. với tốc độ gia công nhanh chóng, độ chính xác cao nâng cao chất lượng sản phẩm,  từ đó giúp tiết kiệm không gian làm việc và chi phí nhân công.

Tham khảo ngay một số dòng máykhoan đang được ưa chuộng hiện nay:

  • Máy khoan ngang laser UNI 3000/UNI 3000/2
  • Máy khoan ngang CNC 2 đầu trục Z UNI 3000 2 CNC
  • Máy khoan ngang CNC quét mã vạch UNI 2400 CNC
  • Máy khoan đục ổ khóa bản lề cnc UNI 3000R6
  • MÁY phay khoan CNC 4 đầu UNI 3000R4
chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Máy khoan đục ổ khóa bản lề thay dao tự động UNI 3000R6 ATC
  • Video hướng dẫn sử dụng:

  • Máy khoan 6 mặt

Máy khoan 6 mặt là loại máy được áp dụng công nghệ hiện đại CNC với công suất lớn. Cũng chính vì vậy, đây là dòng máy khoan được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất nội thất gỗ công nghiệp. Với khả năng gia công trên 6 mặt ván thực hiện nhiều chức năng như khoan liên kết, phay xẻ rãnh,…. với tốc độ nhanh chóng máy khoan đảm bảo độ chính xác cao, ổn định.Và nếu bạn đang tìm kiếm máy khoan 6 mặt chất lượng hiện nay, có thể tham khảo ngay 6 dòng máy sau:

  • Máy khoan CNC 6 mặt MASTER 612
  • Máy khoan 6 mặt CNC MASTER 612H
  • Máy khoan CNC 6 mặt cụm khoan kép MASTER 612S
  • Máy khoan 6 mặt ván tự động MASTER 612M
  • Máy khoan gỗ 6 mặt CNC MASTER 612HZ
  • Máy khoan 6 mặt CNC thay dao tự động MASTER 612HT ATC
chi phí mở xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Máy khoan gỗ 6 mặt CNC MASTER 612HZ

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: TOP 8 máy khoan gỗ công nghiệp chuyên dụng, đa chức năng

4. Tư vấn mở xưởng gỗ công nghiệp chi tiết nhất

Bạn không biết lựa chọn các thiết bị máy móc phù hợp? Bạn cần những người có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ? Hãy đến ngay với CABINETMASTER, địa chỉ phân phối máy chế biến gỗ công nghiệp uy tín, chất lượng.

chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp
CABINETMASTER, đơn vị đã có nhiều năm trong lĩnh vực

Đơn vị là đối tác hàng đầu của nhiều thương hiệu máy uy tín từ Đức, Ý, Đài Loan,… Chúng tôi luôn cố gắng đem đến các sản phẩm máy móc với công nghệ hiện đại, ưu tiên tiết kiệm chi phí cho các nhà xưởng. Hiện nay, tại CABINETMASTER đang cung cấp rất nhiều các dòng máy móc chế biến  gỗ hiện đạinhư máy cắt gỗ công nghiệp, máy dán cạnh, máy khoan,…

Bên cạnh đó với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ tư vấn và xử lý vấn đề một cách nhanh chóng. Vì vậy, còn chần chừ gì mà không gọi ngay cho CABINETMASTER qua hotline 0903 600 113 để được tư vấn chọn máy móc để mở xưởng gỗ miễn phí bạn nhé!

Trên đây là toàn bộ thông tin về chi phí mở xưởng gỗ công nghiệp cũng như các bước cần thiết để bắt đầu mở xưởng. Hy vọng thông qua những thông tin trên, sẽ giúp bạn tìm kiếm cho mình cách thức chuẩn bị phù hợp để mở xưởng gỗ. Nếu bạn còn có thắc mắc hay muốn được tư vấn hãy truy cập ngay đến website của CABINETMASTER nhé!

>>>> TÌM HIỂU THÊM:

Theo dõi
Thông báo của
guest
15 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lê Thị Nhung
Lê Thị Nhung
11 tháng trước

Cho mình hỏi, xưởng gia công gỗ công nghiệp mới mở thì nên dùng những loại máy nào thì phù hợp

Vũ Thị Hoa
Vũ Thị Hoa
11 tháng trước

Bên mình có hỗ trợ đổi trả sản phẩm khi mua hàng không ?

Trần Quang Vinh
Trần Quang Vinh
10 tháng trước

Anh đang có kế hoạch mở xưởng gỗ công nghiệp, liên hệ tư vấn giúp anh

Phạm Thị Ngọc
Phạm Thị Ngọc
10 tháng trước

Hiện tại máy bên mình đang có sẵn hay sao ạ ?

Trần Thị Thảo
Trần Thị Thảo
10 tháng trước

Bên mình liên hệ tư vấn ngân sách mở xưởng gỗ quy mô nhỏ giúp mình với

Đinh Thị Mỹ
Đinh Thị Mỹ
10 tháng trước

Bên mình có cung cấp phụ kiện riêng không em ?

Phạm Thị Ngọc
Phạm Thị Ngọc
10 tháng trước

Liên hệ tư vấn báo giá giúp mình với

Hoàng Thị Mơ
Hoàng Thị Mơ
10 tháng trước

Bên mình có nhận sửa máy không em ?

Phan Thị Phương
Phan Thị Phương
10 tháng trước

Ngân sách 200 triệu thì có mở được nhà xưởng không ?

Lê Thanh Thuý
Lê Thanh Thuý
3 tháng trước

Mình sắp mở xưởng cần tư vấn các loại máy khoan, cắt của cửa hàng ạ

15
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x