So Sánh HDF và MDF – Ưu nhược điểm từng loại gỗ, loại nào tốt

Khi lựa chọn chất liệu làm nội thất gỗ công nghiệp, nhiều người thường so sánh HDF và MDF để tìm loại gỗ phù hợp nhất. Đây chính là 2 dòng gỗ công nghiệp được ưu chuộng để làm đồ nội thất gia đình. Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc thì hãy cùng CABINETMASTER tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Bảng giá ván gỗ công nghiệp phổ biến, tốt nhất

1. So sánh HDF và MDF về điểm khác nhau

Gỗ HDF và MDF điều là lựa chọn nội thất tốt nhất cho các gia chủ. Mỗi một loại gỗ sẽ phù hợp với những yêu cầu riêng của người dùng. Dưới đây là những yếu tố giúp bạn dễ dàng phân biệt 2 dòng gỗ này:

1.1 Nguồn gốc và thông số kỹ thuật gỗ HDF và MDF

Về cấu tạo thành phần, 2 loại gỗ công nghiệp này đều được cấu tạo từ: bột gỗ mịn, chất kết dính gỗ và các thành phần phụ khác (chất làm cứng, parafin,…). Tuy giống nhau về thành phần, nhưng tỷ lệ khác nhau đã tạo ra những tính chất đặc điểm khác nhau như sau:

  • Ván gỗ HDF (High density fiberboard): Đây là loại ván gỗ có tỷ trọng gỗ tương đối cao trong ván. Tỷ lệ thành phần của HDF cụ thể:
    • Bột gỗ: 80 – 85%
    • Chất kết dính keo UF: Khoảng tầm 11 -14%
    • Nước: 6-10%
    • Các thành phần khác: <1%
    • Tỷ trọng trung bình: 800 – 1040 kg/m3
phân biệt hdf và mdf
Gỗ High density fiberboard – HDF
  • Ván gỗ MDF (Medium density fiberboard): Đây là loại ván có mật độ sợi gỗ ở mức trung bình. Các thành phần trong gỗ có tỷ lệ cụ thể:
    • Bột gỗ: 75%
    • Chất kết dính keo UF: Khoảng tầm 11 -14%
    • Nước: 6-10%
    • Các thành phần khác: <1%
    • Tỷ trọng trung bình: 680- 840 kg/m3

 

phân biệt MDF và HDF
Gỗ Medium density fiberboard – MDF

 

1.2 Độ bền và tính ứng dụng gỗ MDF và HDF

Ngoài ra, bạn cũng có thể phân biệt MDF và HDF thông qua độ bền và tính ứng dụng của 2 loại gỗ, cụ thể chúng khác nhau như sau:

  • Gỗ HDF có mật độ sợi gỗ cao hơn nên kết cấu gỗ chắc chắn, chống thấm, chịu nhiệt, chịu lực sẽ cao hơn MDF.
  • Ngoài ra, độ cứng của gỗ HDF cao, nên độ bền và tuổi thọ gỗ cũng dài hơn gỗ MDF. 
  • Một trong những đặc điểm khiến nhiều người lựa chọn gỗ HDF thay cho các loại gỗ khác vì khả năng cách nhiệt, cách âm cực kỳ tốt.
so sánh gỗ mdf và hdf
Độ bền và ứng dụng của gỗ HDF và MDF

Từ những yếu tố so sánh HDF và MDF về đặc điểm và tính chất như trên thì HDF luôn được người dùng lựa chọn nhiều hơn. Loại gỗ này thường sẽ được sử dụng cho xây dựng công trình, dự án nội thất, trang trí ngoại – nội thất nhà ở hay văn phòng,… 

Ngoài ra thì HDF còn được ứng dụng nhiều trong nhiều công trình cần có cách âm, cách nhiệt như phòng làm việc, rạp hát, phòng hội nghị, hội trường,… Riêng đối với loại MDF, có trọng lượng nhẹ hơn nên được sử dụng chủ yếu để làm nội thất như nội thất công trình, nội thất nhà ở, nội thất trang trí,…

>>>> THÔNG TIN THÊM: Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp: MFC, HDF, MDF, Gỗ ép

1.3 So sánh giá thành của HDF và MDF

Khi so sánh HDF và MDF về thành phần ở trên, chúng ta thấy rằng tỷ lệ gỗ trong ván HDF cao hơn. Do vậy, giá thành bán ra của gỗ HDF sẽ cao hơn so với loại ván gỗ MDF. Giá thành cao, nên khi lựa chọn gỗ HDF bạn cần cân nhắc kỹ để phù hợp với điều kiện và khả năng tài chính của mình.

so sánh hdf và mdf
So sánh HDF và MDF về giá

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ về thị trường giá gỗ công nghiệp hiện nay để lựa chọn được đơn vị uy tín với mức giá tốt. Bởi vì mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh sẽ có mỗi mức giá bán ra khác nhau. Bạn cũng nên lưu ý chọn những nơi bán có nguồn gốc xuất xứ gỗ rõ ràng, tránh bị mua hàng kém chất lượng nhé!

1.4 Ưu điểm của từng loại gỗ MDF và HDF

Tỷ lệ thành phần trong cấu tạo khác nhau cũng khiến cho 2 loại gỗ này trở nên khác biệt về tính chất và công dụng. Bảng so sánh gỗ MDF và HDF dưới đây sẽ cho bạn biết được ưu điểm của từng loại gỗ như thế nào:

SO SÁNH  VÁN GỖ MDF VÁN GỖ HDF
ƯU ĐIỂM ✅ Ván gỗ MDF gần giống với gỗ tự nhiên: không bị co ngót hay cong vênh.

✅ Giá thành gỗ MDF thấp hơn so với HDF, ván dán và gỗ tự nhiên.

✅ Ván gỗ công nghiệp MDF có khả năng chống thấm nước, chống ẩm và chống trầy cao.

✅ Khả năng cách nhiệt và âm kém hơn ván HDF.

✅ Khả năng chịu lực của MDF yếu hơn ván HDF.

✅ Ván gỗ HDF có độ cứng, độ bền cơ lý vượt trội.

✅ Khả năng chịu va đập tốt hơn ván gỗ MDF. 

✅ Ván tương tự như gỗ tự nhiên: không bị co ngót và cong vênh.

✅ Cấu tạo đồng nhất, kết cấu chặt chẽ.

✅ Ván HDF có khả năng chống thấm, chống ẩm, chống trầy, cách nhiệt và cách âm hiệu quả.

✅ Ván gỗ HDF có giá thành cao hơn MDF do mật độ gỗ cao hơn.

✅ HDF cũng có khả năng chịu lực tốt hơn ván gỗ MDF.

1.5 Nhược điểm của từng loại gỗ HDF và MDF

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, mỗi loại ván cũng có những nhược điểm riêng. Nếu bạn nắm được các nhược điểm cũng như cách so sánh HDF và MDF thì sẽ có tính toán và ứng dụng hợp lý hơn. Dưới đây là bảng nhược điểm của 2 loại gỗ:

SO SÁNH  VÁN GỖ MDF VÁN GỖ HDF
ƯU ĐIỂM ✅ Ván MDF có khả năng chịu nước kém hơn so với ván HDF. Tuy nhiên, thị trường hiện nay có dòng ván MDF lõi xanh chống ẩm để khắc phục hạn chế này.

✅ Ván gỗ công nghiệp MDF thường bị mẻ cạnh. Điều xuất phát từ việc bị giới hạn độ dày và độ cứng ván gỗ.

✅ Ván gỗ HDF có khả năng chịu nước cao hơn so với MDF. Tuy nhiên, tải trọng khá lớn nên vận chuyển mất nhiều thời gian và công sức hơn.

✅ Ván HDF ít gặp vấn đề mẻ cạnh vì độ cứng cao hơn MDF.

2. So sánh HDF và MDF về đặc điểm giống nhau

Về cơ bản khi so sánh HDF và MDF sẽ có rất nhiều điểm chung từ thành phần cấu tạo đến đặc tính gỗ. Tuy nhiên, mức độ và tỷ lệ thành phần ở mỗi loại sẽ thay đổi để tạo ra những dòng gỗ đa dạng để phục vụ nhu cầu người dùng. Cụ thể điểm chung của 2 dòng gỗ này: 

  • Nguồn gốc và cấu tạo từ gỗ vụn, cành cây, nhánh cây từ gỗ tự nhiên thừa. Gỗ sẽ được nghiền nhỏ bởi máy móc và trộn cùng các chất kết dính, chất phụ gia khác. Sau đó, hỗn hợp sẽ được nén với nhiệt độ và ép lực cao để tạo nên ván gỗ có kích thước tiêu chuẩn.
  • Hiện nay, quy trình sản xuất 2 loại gỗ sẽ theo công nghệ khô hoặc công nghệ ướt.
  • Cả 2 loại ván gỗ đều sử dụng phổ biến trong sản xuất, thiết kế và thi công đồ dùng nội thất.
  • Bề mặt ván công nghiệp MDF và HDF mịn và phẳng. Do vậy, cả 2 loại gỗ đều có thể phủ lên bề mặt các lớp: melamine, laminate, veneer, sơn PU,… để chống trầy, chống thấm và thẩm mỹ.
  • Cấu tạo đồng nhất nên sản phẩm khi cắt ít bị nứt mẻ.
  • Thông số về kỹ thuật của MDF và HDF có thể linh hoạt sản xuất đa dạng các kích thước để phù hợp với yêu cầu người dùng và sản phẩm.
  • Đặc biệt, 2 loại ván gỗ công nghiệp này không thể khắc, chạm trổ trên bề mặt như gỗ tự nhiên.
so sánh HDF và mdf
MDF và HDF có những đặc điểm chung do thành phần cấu tạo giống nhau

>>>> THAM KHẢO THÊM: Phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp – Ưu điểm, nhược điểm

3. Gỗ HDF và MDF loại nào tốt hơn?

Mỗi một loại gỗ đều có ưu và nhược điểm riêng, do vậy rất khó để so sánh HDF và MDF loại nào tốt hơn. Tuy nhiên, bạn có thể đánh giá để lựa chọn dòng gỗ phù hợp dựa trên 2 tiêu chí là: Ngân sách tài chính và Mục đích sử dụng. Cụ thể, các tiêu chí này sẽ được áp dụng như sau:

  • Ngân sách tài chính

Từ những so sánh HDF và MDF ở trên, chúng ta biết được gỗ HDF sẽ có giá thành cao hơn. Thông thường, nếu có điều kiện về tài chính tốt thì bạn nên ưu tiên chọn dòng HDF với những tính năng vượt trội trơn nhiều so với MDF. Ngược lại, MDF lại là giải pháp tối ưu chi phí cho bạn.

  • Mục đích sử dụng

Theo như những so sánh gỗ MDF và HDF về đặc điểm và tính chất. Mỗi loại gỗ sẽ phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau như:

    • Ván gỗ HDF: Phù hợp công trình xây dựng, dự án lớn, cho trang trí ngoại –  nội thất ở nơi tiếp xúc nước nhiều và có độ ẩm cao (phòng tắm, phòng bếp, vòi rửa chén,…). Bởi vì mật độ gỗ cao nên khả năng chống ẩm, chống thấm tốt hơn.
    • Ván gỗ MDF: Phù hợp cho nhiều khu vực ít bị ẩm thấp như phòng ngủ, phòng khách, văn phòng làm việc,…

Dựa vào các tiêu chí trên, bạn sẽ dễ dàng lựa chọn loại gỗ nào tốt hơn cho không gian cần lắp đặt hoặc nội thất chất liệu gỗ phù hợp. Nhu cầu và tài chính của bạn sẽ quyết định đến loại gỗ tốt và phù hợp nhất. Nếu lựa chọn gỗ MDF có thể tham khảo loại lõi xanh để tăng khả năng chống ẩm và chống thấm, mà giá thành cũng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.

phân biệt gỗ mdf và hdf
Khó để phân biệt loại gỗ nào tốt hơn giữa MDF và HDF

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Nội thất gỗ ép công nghiệp cao cấp, xu hướng mới

4. Cách phân biệt gỗ HDF và MDF dễ nhất

Để phân biệt MDF và HDF nhanh chóng và dễ dàng, bạn cần biết về khái niệm gỗ, cấu tạo, tính chất và độ dày. Dưới đây là một bảng so sánh gỗ MDF và HDF ngắn gọn và hữu ích cho bạn khi phân biệt 2 loại gỗ trên:

SO SÁNH  VÁN GỖ MDF VÁN GỖ HDF
KHÁI NIỆM ✅ Ván gỗ công nghiệp MDF có tên gọi khoa học là Medium Density Fiberboard. Loại ván này có sợi gỗ với độ dày trung bình và khả năng chịu nén cao. Gỗ MDF thường được dùng trong sản xuất nội thất, đồ trang trí, đồ dùng gia đình. ✅ Ván gỗ HDF có tên khoa học là High Density Fiberboard. Ván ép HDF được tạo ra bằng cách ép và kết dính sợi gỗ với nhau bằng keo và chất kết dính. HDF có mật độ cao và được dùng trong làm đồ nội thất, trang trí, đồ gỗ mỹ nghệ và các ứng dụng khác.
CẤU TẠO ✅ Cấu tạo chính gỗ MDF gồm: bột gỗ (vụn gỗ, nhánh cây, cành cây,..), paraffin wax, keo trộn kết dính, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối, chống ẩm, bột độn vô cơ). ✅ Cấu tạo chủ yếu gỗ HDF:  bột gỗ tự nhiên, các chất phụ gia tăng kết dính.

✅ Màu lõi gỗ: xanh hoặc trắng tùy nguồn gốc của nguyên liệu đầu vào. Màu sắc sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng.

TÍNH CHẤT ✅ Ván gỗ công nghiệp MDF tỷ lệ thành phần: tỷ lệ gỗ chiếm khoảng 75%, keo kết dính UF khoảng 11 – 14%, nước 6 – 10% và các thành phần khác <1%. Tỷ trọng MDF giao động từ 680 – 840 kg/m3. ✅ Ván gỗ HDF có tỉ lệ thành phần:  bột gỗ chiếm khoảng 80-85%. Vì vậy, tỷ trọng trung bình gỗ HDF nặng MDF, thông thường từ 800 – 1040 kg/m3.
ĐỘ DÀY ✅ Độ dày ván MDF: từ 9mm, 12mm và 15mm.

✅ Kích thước tiêu chuẩn: 1220 x 2440mm.

✅ Độ dày ván HDF: 6 – 24 mm.

✅ Kích thước tiêu chuẩn: 2000 x 2400mm.

Trên đây là những yếu tố so sánh HDF và MDF để bạn có thể tham khảo và lựa chọn được loại gỗ phù hợp theo nhu cầu và điều kiện của mình. Ngoài ra, việc so sánh 2 loại gỗ này giúp bạn ứng dụng tốt vào trang trí, thi công nội ngoại thất cho gia đình. Đừng quên luôn theo dõi CABINETMASTER để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về các loại gỗ cũng như máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất nội thất nhé!

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CABINETMASTER

Là đơn vị chuyên cung cấp máy móc công nghiệp ngành chế biến gỗ chất lượng chính hãng, uy tín nhất Việt Nam hiện nay

Văn phòng: 41/19 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP.HCM

Nhà xưởng: 401 Tô Ngọc Vân, KP1, Phường Thạnh Xuân, Quận 12, TP.HCM

Hotline: 0982 600 118

Email: cabinetmaster@quocduy.com.vn

👨‍🎓 Người đại diện: Michael Nguyen

Giờ mở cửa: T2 - T7: 9h00 - 20h30; CN: 8h30 - 17h30

Giấy phép kinh doanh: 311735631 cấp ngày 20/04/2012 bởi Sở Kế hoạch và Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI