Ván gỗ Veneer, Laminate và Melamine đều là những sản phẩm được ứng dụng phổ biến trong sản xuất nội thất. Tuy nhiên khi so sánh giá Veneer và Laminate nhiều khách hàng không biết tại sao lại có sự khác biệt như vậy. Nắm bắt được tình hình đó CABINETMASTER đã cập nhật những thông tin mới nhất để khách hàng có sự lựa chọn chính xác nhất trong nội thất. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN NHẤT: Bảng giá ván gỗ công nghiệp phổ biến, tốt nhất
1. Gỗ Veneer và Laminate là gì?
Gỗ Veneer và Laminate đều là hai loại vật liệu dành cho bề mặt gỗ công nghiệp. Hai loại gỗ này giúp gia tăng tính thẩm mỹ, độ bền cho gỗ công nghiệp. Vậy sự khác nhau của hai loại gỗ này là gì. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết gỗ Veneer và Laminate dưới đây.
1.1 Gỗ Veneer
Ván gỗ Veneer là loại ván được lạng mỏng từ các loại gỗ tự nhiên khác nhau. Ván có độ dày chưa đến 1mm, dao động ở khoảng 0.3mm – 0.5mm. Ván gỗ Veneer được lấy kích thước theo tiêu chuẩn thiết kế hoặc theo kích thước của khúc gỗ. Ví dụ một khúc gỗ trung bình sẽ dài 250cm, rộng 30cm và dày 30cm thì có thể sản xuất được 1500m2 – 300m2 ván gỗ Veneer.
Có hai loại ván gỗ Veneer là Veneer tự nhiên và Veneer kỹ thuật:
- Ván gỗ Veneer tự nhiên: Gỗ sau khi lạng sẽ đem phơi và sấy khô tự nhiên.
- Ván gỗ Veneer kỹ thuật: Gỗ sau khi lạng mỏng sẽ được tiếp tục các công đoạn như nhuộm – ghép tạo vân – kết thành khối – nén – hoàn thiện. Giai đoạn nhuộm sử dụng 100% gốc nước và không có chứa chất độc hại. Tiếp đến sẽ can thiệp bằng khuôn nén để tạo vân. Sau khi nén đủ thời gian sẽ tiếp tục lạng cắt một lần nữa để tạo ra Veneer kỹ thuật.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp: MFC, HDF, MDF, Gỗ ép
1.2 Ván gỗ Laminate
Ván gỗ Laminate có chất liệu là nhựa tổng hợp cao cấp và thường được gọi là Formica. Ván gỗ Laminate được sản xuất nhân tạo với độ dày dao động từ 0.5mm – 0.8mm. Cấu tạo của ván gồm 3 lớp là Kraft paper, Decorative paper và lớp màng Overlay. Lớp Decorative paper được dùng để tạo vân và tạo màu cho bề mặt của ván gỗ Laminate.
2. So sánh chi tiết Veneer và Laminate
Ván gỗ Veneer và Laminate là những vật liệu được dùng để dán lên bề mặt gỗ công nghiệp trong thi công nội thất. Tuy nhiên, để khách hàng có thể dễ hình dung hơn về ván gỗ Veneer và ván gỗ Laminate. Dưới đây là những so sánh giá Veneer và Laminate chi tiết về hai loại ván gỗ này.
2.1 So sánh giá Veneer và Laminate
Hiện nay, trên thị trường, giá của một tấm Laminate dao động từ 500.000 đến 1.000.000 VNĐ/mỗi tấm. Trong khi đó, Veneer có giá từ 130.000 đến 200.000VNĐ/mỗi tờ. Tuy nhiên, khi tính toán cả giá thành sơn bề mặt, có thể nhận thấy rằng nội thất làm từ Laminate và Veneer thực tế có giá tương đương nhau.
Đối với Laminate, mặc dù giá mỗi tấm có thể cao hơn so với Veneer, nhưng không gian cần sơn mặt bề mặt lại ít hơn. Do đó, tổng chi phí sơn Laminate thường không quá cao. Trong khi đó, Veneer có giá rẻ hơn mỗi tờ, nhưng do diện tích sơn phủ cần nhiều hơn so với Laminate, chi phí sơn bề mặt có thể tăng lên đáng kể. Khi tính toán tổng chi phí, chi phí sơn cho Veneer có thể gần bằng hoặc thậm chí cao hơn so với Laminate.
Ngoài ra, hai loại ván gỗ này còn được bán theo thành phẩm đã dán sẵn trên gỗ. Mức giá lúc này được tính gồm giá gỗ Veneer/gỗ Laminate + giá cốt gỗ (MDF, HDF, Plywood) + chi phí dán mặt phủ.
Dưới đây là một vài mức giá mà bạn có thể tham khảo:
- Tủ bếp bằng ván gỗ Laminate: 3.500.000 – 4.000.000 VNĐ/m dài trên và dưới, thùng hậu melamine.
- Tủ bếp bằng ván gỗ Veneer: 4.500.000 – 5.500.000 VNĐ/m dài tùy vào loại gỗ. Các loại gỗ được sử dụng là Veneer sồi, Veneer tần bì, Veneer xoan đào… Đối với những loại gỗ quý như Veneer óc chó, Veneer hương mức giá chênh lệch từ 7.000.000 – 10.000.000 VNĐ/m dài tùy loại gỗ.
Bên cạnh 2 loại ván gỗ trên thì Melamine là lớp phủ có giá rẻ nhất. Bởi vì nó được sản xuất bằng máy móc, công nghệ và chỉ có 1 chút thành phần từ cốt gỗ tự nhiên thôi. Vì thế thành phẩm siêu mỏng, độ dày chỉ khoảng 3zem và giá bán một sản phẩm tủ bếp ván gỗ Melamine với cốt gỗ MDF chống ẩm sẽ có giá khoảng 3.000.000 VNĐ/m dài.
2.2 So sánh về vẻ đẹp
Bên cạnh so sánh giá Veneer và Laminate thì chúng tôi có làm một vài so sánh về vẻ đẹp của ván gỗ Veneer và ván gỗ Laminate như sau:
- Ván gỗ Veneer được làm từ gỗ thật nên đường vân và màu sắc tự nhiên, chân thật, có tính thẩm mỹ cao hơn. Ván gỗ Veneer có vẻ ngoài cao cấp, độc đáo hơn.
- Ván gỗ Laminate được làm từ vật liệu tổng hợp nên đường vân và màu sắc không được tự nhiên. Tuy nhiên, Laminate có họa tiết và màu sắc khá đa dạng từ màu trơn đến màu vân gỗ, giả vải, giả đá hoặc giả kim loại.
2.3 So sánh về độ bền
Dưới đây là một vài so sánh về độ bền của ván gỗ Veneer và ván gỗ Laminate như sau:
- Ván gỗ Veneer được lạng từ gỗ tự nhiên nên khả năng chịu nước khá kém. Dễ bị trầy xước, móp méo và được dán bằng keo nên không bền như Laminate. Màu sắc đường vân dễ bị phai màu theo thời gian. Khoảng từ 3 đến 5 năm tùy vào chất lượng thi công và sản xuất. Tuy nhiên ván gỗ Veneer có khả năng chống vênh, mối mọt và có bề mặt sáng cao. Nên hạn chế di chuyển vị trí của sản phẩm nội thất gỗ Veneer vì dễ bị rạn nứt, sứt.
- Ván gỗ Laminate được sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn nên có khả năng chống lại nhiệt, độ ẩm, nước, vết bẩn khá cao. Ván gỗ có lớp màng oxit nhôm giúp hạn chế trầy xước, mài mòn hiệu quả. Bên cạnh đó lớp giấy nền Kraft dẻo dai giúp ván gỗ Laminate có tuổi thọ tương đối lâu. Ván gỗ Laminate được sản xuất nhân tạo nên màu sắc tấm phủ khó phai màu trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, nội thất gỗ Laminate chống mối mọt và hóa chất khá tốt.
2.4 So sánh về độ hoàn thiện
Veneer và laminate đều có thể dán bằng tay hoặc bằng máy lên sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, về độ hoàn thiện của ván gỗ Veneer và Laminate sẽ có vài điểm khác nhau như sau:
- Ván gỗ Veneer cần trải qua công đoạn sơn phủ bề mặt trước khi đưa vào sử dụng. Bề mặt được hoàn thiện bằng sơn PU nên chất lượng và độ bền phụ thuộc rất lớn vào loại sơn và tay nghề của thợ.
- Ván gỗ Laminate được sản xuất theo theo quy trình tiêu chuẩn nên không cần công đoạn sơn phủ. Bề mặt ván gỗ Laminate được hoàn thiện bằng công nghệ tạo cứng.
>>>> THAM KHẢO BÀI VIẾT: Phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp – Ưu điểm, nhược điểm
2.5 Một số yếu tố so sánh khác
Ngoài việc so sánh giá veneer và laminate được khách hàng quan tâm đến. Thì ván gỗ Veneer và Laminate còn được so sánh một vài yếu tố sau:
- Cốt gỗ
- Ván gỗ Veneer được phủ lên ván ép như ván MDF hoặc HDF.
- Ván gỗ Laminate được phủ lên ván dăm, ván MDF hoặc những loại cốt gỗ công nghiệp khác.
- Vệ sinh
- Ván gỗ Veneer là gỗ tự nhiên nên khi lau chùi không sử dụng xăng, dầu, hóa chất cho bề mặt khi bẩn. Vì khả năng chống ố và trầy xước tương đối kém nên cần được chà nhám và đánh bóng theo thời gian. Việc làm này giúp loại bỏ các vết xước và giữ được vẻ ngoài lâu dài.
- Ván gỗ Laminate được sản xuất nhân tạo nên bề mặt có thể dùng xăng, dầu, hóa chất để lau chùi khi bẩn. Vì có khả năng chống ố và chống xước khá tốt nên dễ làm sạch và bảo quản hơn. Chỉ cần khăn mềm ẩm là có thể lau sạch bề mặt của nội thất gỗ Laminate.
- Tác động của môi trường
- Ván gỗ Veneer là gỗ tự nhiên nên không có khả năng độc hại. Ngoài ra đây cũng là một loại vật liệu có thể tái tạo được.
- Ván gỗ Laminate là chất liệu nhân tạo có chứa nhựa và nhựa thông. Do đó có khả năng tạo ra khí độc khi sử dụng.
- Ứng dụng trong đời sống
- Khi so sánh veneer và laminate thì ván gỗ Veneer là gỗ thật nên có vẻ ngoài tự nhiên và cao cấp hơn. Do đó được dùng cho đồ nội thất trang trí sang trọng. Ngoài ra, ván gỗ Veneer còn được dùng cho phòng hội nghị, tường nội thất…
- Ván gỗ Laminate với khả năng chống thấm nước và được cán mỏng. Do đó rất phù hợp để sử dụng cho tủ bếp, phòng giặt ủi, phòng tắm và các khu vực ẩm ướt. Bên cạnh đó, với tính chống trầy xước nên ván gỗ Laminate được sử dụng thường xuyên cho các nội thất như tủ quần áo, mặt bàn, sản phẩm trong văn phòng…
4. Cách phân biệt gỗ Veneer và Laminate
Về tổng quan ván gỗ Veneer, Laminate, Melamine đều khá giống nhau. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức về veneer và laminate sẽ khó phân biệt được các loại này. Đây cũng là điểm mà nhiều doanh nghiệp không uy tín lợi dụng để qua mắt khách hàng.
Để tránh bị mất tiền và nhầm lẫn bạn có thể tham khảo một vài cách phân biệt sau:
- Kiểm tra độ dày của vật liệu dán bề mặt: Ván gỗ Veneer mỏng hơn so với ván gỗ Laminate. Bạn có thể kiểm tra các vị trí hở của tấm gỗ như tay nắm cửa, vị trí khoan bản lề, một vài góc cạnh hở ra…
- Kiểm tra khả năng trầy xước: Ván gỗ Veneer là gỗ tự nhiên nên khả năng chống trầy xước thấp hơn Laminate. Bạn có thể dựa này điều này để kiểm tra một góc nhỏ của tấm gỗ. Ngoài ra, bạn cũng có thể chà nhẹ lên bề mặt xem có lộ cốt gỗ bên trong không để kiểm tra.
- Kiểm tra màu sắc và vân gỗ: Ván gỗ Veneer là gỗ tự nhiên nên có màu sắc và vân gỗ độc nhất, riêng biệt, không lặp lại. Ván gỗ Laminate được sản xuất nhân tạo nên màu sắc và vân gỗ có mẫu mã giống nhau.
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Nội thất gỗ ép công nghiệp cao cấp, xu hướng mới nhất
5. Nên chọn ván gỗ Veneer hay gỗ Laminate, Melamine?
Veneer và laminate đều đem đến cho khách hàng những ưu điểm nhược điểm riêng. Do đó, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và nội thất của gia đình mà bạn hãy lựa cho mình sản phẩm phù hợp.
- Ván gỗ Veneer: Sản phẩm nội thất có màu sắc, đường vân đẹp tự nhiên, sang trọng. Tuy nhiên khả năng chịu nhiệt của ván gỗ Veneer không quá tốt vì là gỗ tự nhiên. Những sản phẩm nội thất của ván gỗ Veneer phù hợp với khách hàng có gu thẩm mỹ truyền thống.
- Ván gỗ Laminate: Sản phẩm nội thất có mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc đa dạng cùng khả năng chịu nhiệt tốt. Vì đây là sản phẩm nhân tạo nên thành phần cấu tạo chứa nhiều nhựa, melamine… Ngoài ra, ván gỗ Laminate còn dùng khá nhiều hóa chất để sản phẩm đạt được độ bền và khả năng chống trầy xước cao. Những sản phẩm nội thất của ván gỗ Laminate phù hợp với những khách hàng trẻ, thích sự mới mẻ và tiện nghi trong sử dụng.
- Ván gỗ Melamine: Sản phẩm nội thất thường được dùng để tạo hiệu ứng đồ gỗ ở các khu vực hoặc đồ vật có giá trị không lớn, không yêu cầu độ bền cao. Nếu gia đình bạn muốn đổi đồ nội thất sau 1-2 năm sử dụng thì sản phẩm của ván gỗ Melamine rất phù hợp với bạn.
Trên đây là toàn bộ thông tin về so sánh giá Veneer và Laminate mà CABINETMASTER gửi đến bạn. Hy vọng với thông tin bổ ích này có thể giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp cho gia đình mình. Đừng quên luôn theo dõi CABINET MASTER để biết thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích về các loại gỗ cũng như máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất nội thất nhé!
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ:
I just could not depart your web site prior to suggesting that I really loved the usual info an individual supply in your visitors Is gonna be back regularly to check up on new posts.
2 loại này loại nào dễ dàng tạo hình và uốn cong hơn nhỉ
Ván gỗ Veneer dễ uốn cong và tạo hình hơn so với Laminate nha bạn. Nếu có thắc mắc gì về các dòng sản phẩm của bên mình thì bạn vui lòng cho bên mình SĐT hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 0903 600 113 để bên mình tư vấn thêm bạn nhé!